5 Điều Lưu Ý Khi Chọn Giày Trekking (Hướng Dẫn Đầy Đủ)

Cập nhật 11 tháng 11, 2021

Khi chuẩn bị hành lý cho những chuyến đi trekking dài ngày trên núi cao như Everest Base Camp trek thì một đôi giày trek phù hợp là món đồ quan trọng nhất bạn cần để giữ cho đôi chân vui vẻ cho đến cuối của cuộc hành trình trong mơ. Một đôi giày trekking tốt là món đồ quan trọng nhất mà bạn sẽ cần trên chuyến đi bộ trong mơ của mình.

Tùy thuộc vào địa điểm, mùa và độ dài của cung hiking, lựa chọn một đôi giày trek tốt sẽ giúp bảo vệ chân khỏi bị phồng rộp và để lại nụ cười trên gương mặt thanh tú của bạn.

Bạn có thể phân vân nên chọn loại giày nào và nên chọn size giày như thế nào. Đây là 5 điều bỏ nhỏ để giúp bạn lựa chọn một đôi giày phù hợp cho cuộc phiêu lưu kế tiếp.

  • Loại giày trek: Giày dùng cho hoạt động trekking dã ngoại có nhiều loại từ giày chạy địa hình, giày hiking cổ thấp – vừa cho chuyến ngắn cho đến giày cổ cao cho chuyến backpacking dài ngày hơn. Hãy xem loại nào phù hợp với hành trình của bạn nhất.
  • Cấu tạo giày: Hiểu thêm về chất liệu và công nghệ được sử dụng ở các thành phần thân giày, đế gi.ày, lớp đệm giày để lựa chọn giày có tính năng bạn cần
  • Cao cổ hay thấp cổ? Cân nhắc nếu bạn cần loại giày để bảo vệ cổ chân.
  • Size giày: Một đôi giày không vừa là điều đầu tiên cần phải tránh
  • Thử giày: Mang giày của bạn ra đi thử cho mềm và làm quen với đôi chân trước khi đi trekking.

#1. LOẠI GIÀY TREK

Nếu bạn muốn chọn đôi giày trekking có thể sử dụng được hầu hết trong những chuyến đi leo núi của bạn thì bạn cần biết loại địa hình, độ dài của chuyến đi, số cân nặng bạn sẽ vác cho hầu hết những hành trình leo. 

Dưới đây gợi ý một số loại giày thông dụng dùng trong hiking leo núi để bạn có thể lựa loại nào phù hợp nhất.

Hãy cùng tìm hiểu nào!

Giày chạy địa hình (Giày chạy trail)

Thiết kế để chạy trên địa hình đường mòn cát và bụi đất, nhưng nhiều bạn lại thích những đôi giày chạy địa hình cho chuyến đi của mình bởi vì nó nhẹ, đế mềm vừa phải và cung cấp vừa đủ sự hỗ trợ cho đôi chân trong chuyến đi ngắn.

Sử dụng tốt nhất:

  • Đi hiking/trekking trong thời gian ngắn: Một ngày, cuối tuần
  • Mang ba lô nhẹ trong ngày (20-30 Lít)
  • Đi bộ trên địa hình mềm không cứng quá

Giày đi bộ hiking

Với thiết kế đế giày dày hơn nhưng vẫn giữ được sự gọn nhẹ, giày hiking đi bộ bền hơn và bảo vệ đôi chân, mắt cá chân tốt hơn là giày chạy trail. Nếu hành trình đi bộ không có tuyết hay mưa và ba lô của bạn nhẹ vừa thì đôi giày này vẫn tốt cho cả những chuyến dài và lên cao.

Sử dụng tốt nhất:

  • Chuyến đi bộ ngắn ngày hoặc dài ngày không có tuyết hay qua suối, phù hợp với hầu hết các chuyến leo núi ở thời tiết nóng, ở Nepal có các hành trình như Poon Hill Trek hoặc Upper Mustang Trek.
  • Mang ba lô nặng vừa phải (30-40 Lít)
  • Địa hình khô ráo, sỏi đá

Giày trekking (Giày leo núi)

Choose hiking boot

Hầu hết các cung trek lên đến độ cao trên 4,000 -5,000m ở dãy Himalaya, giày trekking là lựa chọn tuyệt vời vì đi qua được nhiều thời tiết khác nhau. Hầu hết là giày cao cổ để bảo vệ cổ chân và mắt cá, giày có đế giày cứng hơn để giúp chân đỡ ê mỏi khi đi trên địa hình ghồ ghề ngày qua ngày và dốc, nó còn giúp chiến đấu chống lại mưa và tuyết nữa. Chỉ có một điều là giày này nặng.

Sử dụng tốt nhất:

  • Đi bộ dài ngày trong thời gian dài có thể đi trên tuyết, đi qua đèo cao với thời tiết khó đoán
  • Vác balo nặng (Trên 40L)
  • Địa hình ghồ ghề, thời tiết lạnh.

Bỏ nhỏ

  • Nếu có porter vác đồ: Bạn có thể đem hai đôi giày, loại dép xăng đan trekking khá là hữu dụng để trek vượt suối và giúp cho chân bạn có nhiều không khí để thở hơn sau khi đeo giày trek nặng
  • Nếu cung hiking có vượt đèo có băng dưới chân, vượt sông băng, hoặc đường có tuyết đóng dày thì micro spikes hoặc yaktrax giúp đi lại không trơn trượt.

#2 THÀNH PHẦN CẤU TẠO GIÀY

Vậy là bạn đã có cái nhìn khái quát về loại giày để chọn, giờ hãy xem xét thành phần cấu tạo giày.

Hiểu thêm về cấu tạo giày giúp bạn chọn ra đôi giày bạn cần có những tính năng như chống thấm, có cần thêm độ cứng không, cần thoải mái và nhẹ nhàng hay là thêm sự bảo vệ và hỗ trợ tốt nhất.

Hiking boot layers

Thân giày

Chất liệu sử dụng cho phần thân dày thường từ hai loại chính là vật liệu tổng hợp hoặc da và sự kết hợp giữa hai loại trên. 

Nó ảnh hưởng đến trọng lượng, độ bền, khả năng thở và khả năng chống nước của giày đi bộ đường dài.

  • Chất liệu tổng hợp: được làm từ polyester hoặc nylon; loại chất liệu này làm giày thoáng hơn, giày mềm nhanh, cảm giác nhẹ và khô nhanh hơn giày da. Chỉ có điều giày này chống thấm không tốt.
  • Chất liệu da: Giày da ít thoáng khí hơn, nặng hơn loại giày làm từ chất liệu tổng hợp nhưng là lựa chọn tốt nếu bạn muốn giày bền, bảo vệ chân tốt nhất và chống thấm nước.
  • Pha trộn giữa chất liệu tổng hợp và da: Với sự kết hợp giữa hai loại chất liệu tổng hợp và da, loại giày này cân băng giữa sự thoáng khí và độ bền nhưng ít kháng nước hơn.

Lớp lót giày

Lớp lót giày là lớp có thể lấy ra và thay được ở trong giày trek, lớp lót này khác nhau nhiều về chất liệu, độ dày và độ cứng.

Bạn có thể thay lớp lót giày này với loại lớp lót đệm hỗ trợ tốt hơn nếu vác ba lô nặng trên địa hình bề mặt cứng trong thời gian dài ngày.

Lớp đệm bên trong

Lớp lót bên trong là lớp đệm nằm giữa phần đế và lớp lót bên ngoài. Lớp lót cung cấp phần đệm giúp êm chân, độ dày và độ đàn hồi giúp giảm xóc cho chân nếu bạn phải đi trên địa hình cứng, sỏi đá nhiều ngày. 

Chất liệu được sử dụng cho phần lớp đệm thường được làm từ EVA (ethylene vinyl acetate) và Polyurethane

  • EVA: Nhẹ hơn, mềm hơn nhưng kém bền
  • Polyurethane bền hơn hỗ trợ tốt hơn

Lớp đế giày

Phần đế cao su ở giày thường cứng, chịu mài mòn tốt, chống trơn trượt như công nghệ Vibram giúp tăng cường độ bám trên địa hình dốc.

  • Kiểu đế giày: Thiết kế phần đế giày giúp cung cấp thêm lực kéo cho đôi chân của bạn, mấu sâu hơn và dày hơn đối với giày trekking, và có nhiều kiểu khác nhau. Mấu giày được sử dụng ở giày trek để tăng độ bám. Mấu to hơn thì phù hợp với địa hình bùn cát mịn.
  • Gót giày: Cung cấp hỗ trợ tốt hơn khi xuống dốc, giảm trượt.
Lug pattern of hiking boot

Tính chống thấm nước

Giày chống thấm nước rấttốt cho hành trình dài khi thời tiết khó đoán, giúp giữ chân khô ráo khi đi trên tuyết hay vượt suối.

Những loại giày xài công nghệ Gore-tex giúp cản nước không thấm vào giày và giúp làm mồ hôi thoát ra từ bên trong giày để chân không bị hầm. 

Đặc điểm của giày chống thấm là ít thoáng, sẽ không thoải mái nếu đi trên địa hình khô ráo và thời tiết hanh khô ẩm nóng.

#3. GIÀY CỔ CAO HAY CỔ THẤP?

Giày hiking thường có ba loại kích cỡ cổ: Loại cao giúp bảo vệ mắt cổ và mắt cá chân không bị trẹo hay ngăn đất đá lọt vào giày nhưng sẽ khiến giày nặng, mỗi 500g thêm vào trọng lượng giày sẽ khiến bạn cảm thấy như đang vác thêm lên 1kg.

  • Giày cổ thấp: Nhẹ, linh hoạt, thoải mái. Giày cổ thấp để lộ phần mắt cá chân do đó bạn không nên vác ba lô nhẹ. Lựa chựa hoàn hảo cho leo núi ngắn ngày.
  • Giày cổ lửng: Hầu hết mọi người lựa loại giày cổ lửng, nó giúp ổn định phần mắt cá chân trong những địa hình ghồ ghề, giảm bụi đất lọt vào giày. Tốt cho hầu hết các hành trình hiking leo núi nếu bạn vác ba lô nặng vừa.
  • Giầy cổ cao: Với sự cân bằng tối ưu và hỗ trợ mắt cá chân, giày cao cổ phù hợp cho người ưa mạo hiểm đi những địa hình ít người và mạo hiểm 

#4. CHỌN KÍCH CỠ (SIZE) GIÀY

Bạn đã chọn ra loại giày, chất liệu giày và loại cổ giày phù hợp. Bạn kiếm được những đôi giày có review tốt và bạn cương quyết muốn mua đôi giày đó.

Nhưng nếu giày không vừa với chân bạn, thì đó chưa phải là đôi giày trekking phù hợp.

Để đảm bảo giày trek là phù hợp và cung cấp sự thoải mái với hỗ trợ tối đa, bạn cần biết size chân của mình.

Đầu tiên bạn cần biết kích thước chân của bạn  

  • Đo kích thước chiều dài và rộng của chân, sử dụng biểu đồ kích thước của hãng giày mà bạn mua để tìm ra cỡ giày của bạn. Chọn loại giày lớn hơn ½ cho đến 1 size so với giày bình thường.
  • Thử giày ở cửa hàng: Đảm bảo ngón chân duỗi hết cỡ và không đụng vào phần giày trước, gót chân không nâng lên khi leo dốc. Bạn có thể lấy lớp lót giày ra, đặt chân lên và đảm bảo bạn có dư khoảng trống bằng ngón tay cái ở phần sau gót hoặc trước phần ngón.
  • Mua giày online, bạn có nhiều sự lựa chọn về giày hơn, hãy đảm bảo dùng biểu đồ kích thước để tìm ra size giày phù hợp. Tốt nhất là mua từ hãng giày bạn đã xài rồi, vì bạn hiểu dáng giày có phù hợp với chân bạn không.

Nên đeo tất khi thử giày. Biết về thời tiết của cung hiking, những đôi tất len dày để trời lạnh và tất từ sợi tổng hợp khi thời tiết nóng. Độ dày của tất cũng ảnh hưởng đến kích cỡ của giày. 

Thử giày vào cuối ngày vì chân bạn to lên sau một ngày hoạt động đi lại, có thể khác ½ đến 1 size giày.

#5. ĐI THỬ GIÀY

Giày mới thường ngón chân tê đau trong quá trình mới đi khi lớp da giày chưa mềm ra.  

Trước khi đem giày đi trekking, nên đeo giày trước ở trong nhà, đi lòng vòng quanh xóm hay đi hiking ngắn để làm giày mềm hơn, làm quen với giày, giúp bạn chắc chắn là mình đã tìm ra được giày phù hợp nhất.

Kết luận

Đôi giày hiking tốt nhất đem đến sự hỗ trợ bạn cần, sự thoải mái của chất liệu giày đem tới khi bạn đi bộ và kích cỡ vừa với chân. Đó là những yếu tố quan trong nhất để lựa ra đôi giày lý tưởng cho bạn.

Đôi giày của bạn cần giúp chân bạn thấy ‘vui và khỏe’ từ lúc bắt đầu đến kết thúc hành trình

Bạn có những điều bỏ nhỏ khác? Tôi rất muốn nghe từ bạn đó, hãy comment cho tôi biết nhé.

Bạn muốn lê kế hoạch đến Nepal?

Hãy liên hệ với một trong những chuyên gia địa phương của chúng tôi.

Tìm hiểu thêm

viTiếng Việt